Người Pháp luôn được nhận xét là lịch sự, trang trọng, “chau chuốt” về cả văn hóa ăn mặc, trang trí và đi đứng, giao tiếp, từ trong nhà, cổng ngõ cho tới ngoài đường. Bài viết sau đây, tiengphap.vn sẽ giới thiệu đến bạn nét văn hóa đặc trưng của người Pháp trong đời sống thường ngày như thế nào. Cùng tìm hiểu và phân tích nhé!
Mục Lục
1. Trong gia đình
Người Pháp thích sự yên bình trong mái ấm của mình. Để tôn trọng nhau, mọi người luân phiên nhau làm những công việc nhà như nấu cơm, rửa chén, giặt đồ…Phải tôn trọng giờ giấc các bữa ăn, bất cứ sự thay đổi nào như về muộn hay mời thêm người bạn về ăn cơm cũng cần được báo trước.
Ai cũng có quyền có không gian riêng. Bố mẹ nên có khoảng riêng mà con cái không được phép vô. Không xử lý những xung đột trước mặt con cái. Phải gõ cửa trước khi vô phòng. Bố mẹ cũng tôn trọng giờ giấc và không gian riêng của con cái. Khi cha mẹ tiếp bạn bè hay đến nhà họ, không nhất thiết con cái phải đi theo nếu như không cần thiết.
2. Văn hóa tại nơi công cộng
Văn hóa đặc trưng của người Pháp tại nơi công cộng được thể hiện khi đi thang bộ, phụ nữ và người già luôn được đi bên có tay vịn. Đàn ông đi sau và xuống trước để có thể giúp đỡ khi cần thiết. Còn khi đi thang máy thì trẻ em, người già và phụ nữ và người khuyết tật đi trước.
Trên đường phố
Phải đi đều bước theo nhịp của dòng người đi lại. Khi đi trên vỉa hè, người ta sẽ vượt người đằng trước bằng cách từ từ lách qua bên trái, cùng lúc đó xoay ngang người để hạn chế tối đa không gian chiếm lĩnh, đây chính là nét văn hóa lịch sự đặc trưng hay gặp của người Pháp.
Người đàn đàn ông luôn là người đi gần nhất với lề đường để bảo vệ cho những người già, phụ nữ và trẻ em. Sự lượm thượm khi đi ra ngoài đường như mặc đồ ngủ hay đi dép trong nhà bị coi là hành vi đáng trách và thiếu tôn trọng mọi người.
Trong rạp chiếu phim hay rạp hát
Sự đúng giờ là điều chú ý đầu tiên. Người Pháp không thích sự bàn tán trong khi đang thưởng thức các ca khúc hay các vở kịch, vì sẽ ảnh hưởng tới người khác. Người ta vỗ tay tán thưởng khi kết thúc phần biểu diễn. Và thường thì 2 nam giới sẽ ngồi ở 2 đầu của hàng ghế.
Xếp hàng
Mọi lúc mọi nơi người Pháp đều rất tôn trọng trật tự khi xếp hàng. Khi mua vé, khi vào cửa , nhất là những khu có đông du khách thì thời gian xếp hàng là khá dài, họ thường có biển thông báo thời gian còn lại mà chúng ta phải đợi. Thông thường có hai hình thức 1 là đứng xếp hàng hoặc là rút số thứ tự từ máy tự động.
3. Nhận và tặng quà
Nhận và tặng quà cũng có những quy tắc chung. Người ta thường tặng những món quà theo yêu cầu của người nhận. Ở Pháp, quà tặng có thể được mở ngay khi nhận từ người tặng. Mỉm cười, cám ơn, hôn Bisou kể cả những lúc bạn không thích món quà đó là phép lịch sự tối thiểu. Nhưng với những trường hợp thân thiết hay với người yêu, bạn có thể thể hiện sự chưa ưng ý một cách từ tốn để đối phương hiểu và không mắc phải những sai lầm tương tự.
4. Văn hóa giao tiếp
Nụ hôn má chính là nét văn hóa đặc trưng của người Pháp, họ thường ôm và hôn vô má nhau khi gặp và chia tay nhau, hay khi cám ơn mỗi khi nhận được quà, thường thì những người trong gia đình.
Những người bạn thân thiết sẽ “Bisous” còn những người chưa thân hoặc cộng sự đơn vị, đối tác thì bắt tay lịch sự. Và ở mỗi thành phố, mỗi vùng thì số lượng nụ hôn vô má cũng khác nhau, bình thường thì là 1 cái vô má phải, 1 vô má trái, tuy vậy cũng có nơi họ hôn 3 cái, hoặc 4 cái.
Nếu người Pháp chủ động hôn bạn thì đừng ngại nhé, điều đố thể hiện họ rất thiện cảm và muốn thân thiện hơn với bạn.
5. Văn hóa trên bàn ăn của người Pháp
Mọi người ngồi ngay ngắn và hành động như chống khủy tay, đặt mạnh tay lên bàn là những hành động của người thiếu văn hóa.
Khăn ăn được trải dọc trên 2 đầu gối. Ăn uống từ tốn và sau vài ba miếng, người Pháp lại lấy khăn lau miệng bằng 2 tay. Không nhai ngấu nghiến, ngậm miệng khi nhai, ăn theo tiến độ chung của bàn ăn.
Không xoay đĩa thức ăn về phía mình hay múc đến muỗng cuối cùng. Đặc biệt không nên rời bàn ăn khi rượu của bạn còn trên nửa ly. Cuối bữa, nếu như là bữa ăn gia đình thì người ăn gấp một góc khăn, nếu như là khách mời họ sẽ tung khăn ra để ở bên phải đĩa ăn.
Dao và dĩa để mũi nhọn quay xuống dưới, thể hiện rằng mình đã dùng xong. Người Pháp dành nhiều thời gian trò truyện trên bàn ăn. Thỉnh thoảng kéo dài đến 4 hay 5 tiếng.
6. Kết bài
Hãy học hỏi những nét văn hóa đặc trưng của người Pháp và sử dụng sao để phù hợp với văn hóa Việt Nam nhé!
Xem thêm: Cách học tiếng Pháp hiệu quả tại nhà
Hảo Hảo – Tổng hợp, chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo:capfrance,danhngondoisong,toplist)